KẾT QUẢ 4 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Lượt xem: 2641

Thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 16/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Trong 4 năm qua nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. 04 năm qua toàn tỉnh có 75 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm 92%. Các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em phần lớn do cha, mẹ, người thân, người quen biết, bạn bè, người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em gây ra, nạn nhân của xâm hại trẻ em đa phần là trẻ em gái, có em ở độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi. Thời gian gần đây, các vụ việc trẻ em bị xâm hại được thông tin ngày càng nhiều, nhất là các trường hợp giao cấu với trẻ em (20/69 trẻ em bị xâm hại tình dục, chiếm 28,98% mà nguyên nhân là do trẻ em “yêu sớm”) điều đó cho thấy nhận thức của nhân dân về vấn đề xâm hại trẻ em ngày càng được nâng lên, người dân nhận diện được các hành vi xâm hại trẻ em, dám lên tiếng, dám tố cáo các hành vi này.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bàn hành nhiều văn bản như: Kế hoạch số 4960/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1472/QĐ-TTg ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ triể khai thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh: Nhằm quy định rõ trách nhiệm của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh khi có trẻ em bị bạo lực xâm hại được phát hiện, đồng thời cụ thể hóa quy trình phối hợp, hỗ trợ, can thiệp, xử lý trong trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/05/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ emngày 09/7/2021 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1736/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 về việc Quy định chế độ hỗ trợ đột xuất cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bị tai nạn, rủi ro trong cuộc sống trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2020 đến nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tư vấn trực tuyến cho 3.000 học sinh và giáo viên phụ trách đội trên toàn tỉnh về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em. Tổ chức 43 lớp tập huấn cho 5.259 học sinh và giáo viên tổng phụ trách đội về Luật Trẻ em 2016, kỹ năng phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em, kỹ năng tương tác lành mạnh, phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và kỹ năng thực hành trong những tình huống khẩn cấp, có nguy cơ bị xâm hại, qua đó đã trang bị cho các em kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ mình, giúp các em hiểu và thực hiện tốt hơn bổn phận của mình đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Ngoài các lớp tập huấn công tác truyền thông được triển khai thực hiện phong phú, đa dạng như thành lập các câu lạc bộ quyền trẻ em trong các trường học, in, cấp phát tờ rơi, tài liệu hướng dẫn và thực hiện tuyên truyền trên báo, đài qua các chuyên trang, chuyên mục và lồng ghép vào các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới”; “Xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em”… Công tác bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục được triển khai thực hiện hàng năm.

Công tác phòng chống xâm hại trẻ em được triển khai thực hiện theo 03 cấp độ từ phòng ngừa đến can thiệp và trợ giúp: 100% trẻ em bị xâm hại được phát hiện đã được can thiệp trợ giúp kịp thời bằng các hình thức như: hỗ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tư vấn phục hồi tâm lý, trợ giúp pháp lý, trong đó có 43/75 trẻ em bị xâm hại, bạo lực thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ theo Quyết định 1573/QĐ-UBND ngày 23/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh với tổng kinh phí hỗ trợ  là 129 triệu đồng. Đặc biệt các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt quy chế phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận theo Quyết định số 1736/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật được quan tâm, trong thời gian qua các cấp Hội Phụ nữ thực hiện 147 cuộc giám sát và phối hợp giám sát về trách nhiệm quản lý Nhà nước trong việc đảm bảo chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng đối với trẻ em, Luật Trẻ em, công tác phòng chống bạo lực học đường và việc chi hỗ trợ đột xuất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 23/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ban Văn Hóa Xã hội – Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em giai đoạn từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2023 một số địa phương trong tỉnh và các đơn vị như: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức thanh tra công tác trẻ em tại thị xã La Gi, huyện Tánh Linh, Hàm Tân, Tuy Phong và các cơ sở bảo trợ trên địa bàn tỉnh. Qua công tác thanh tra, giám sát Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành có liên quan đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác trẻ em theo đúng quy định của pháp luật.

          Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng còn nhiều khó khăn như: Khó khăn lớn nhất là việc tiếp cận trẻ em bị xâm hại tình dục, nhiều gia đình không muốn cho cán bộ làm công tác trẻ em tiếp xúc với trẻ do lo ngại thông tin bị lộ, do chưa nhận thức được vai trò của can thiệp tâm lý cho trẻ em. Công tác hỗ trợ trẻ em phần lớn chỉ dừng lại ở việc thăm hỏi, động viên, tặng quà, tiền, chưa chú trọng đến việc hỗ trợ tâm lý, theo dõi, quản lý trẻ em theo tiến trình lâu dài. Thiếu đội ngũ báo cáo viên chuyên ngành về công tác trẻ em và đội ngũ giáo viên dạy kỹ năng an toàn cho trẻ em trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã. Thiếu sân chơi dành cho trẻ em.

Nguyên nhân: Môi trường sống xuất hiện và tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu an toàn, lành mạnh đối với trẻ em, làm gia tăng hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Môi trường thông tin và mạng xã hội có nhiều sản phẩm độc hại, trò chơi trực tuyến, phim ảnh có tính chất bạo lực, khiêu dâm không phù hợp với trẻ em; do sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu; sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận người dân; sự thiếu kỹ năng nghề nghiệp... làm gia tăng tội phạm bạo lực, xâm hại trẻ em. Do non nớt về thể chất, tinh thần, sức tự kháng cự yếu, trẻ em dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, xâm hại. Phần đông trẻ em còn thiếu kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng phòng, chống xâm hại, nhiều trẻ em không biết mình là nạn nhân của việc xâm hại hoặc biết mình bị xâm hại nhưng không dám lên tiếng. Một số gia đình có trẻ em có lúc, có nơi còn chủ quan, thiếu quan tâm với con em mình trong công tác phòng, chống xâm hại tình dục nên tình trạng xâm hại tình dục vẫn còn xảy ra tại địa phương. Thiếu trường, lớp, cơ sở mầm non đảm bảo an toàn và chất lượng, nhất là nơi trông giữ trẻ cho con công nhân tại các khu, cụm công nghiệp dẫn đến việc nhiều phụ huynh phải gửi con em mình ở các cơ sở giữ trẻ không đảm bảo; cơ sở vật chất của các trường, lớp mẫu giáo ngoài công lập chưa tạo được môi trường chăm sóc, giáo dục an toàn đối với trẻ nhỏ. Cán bộ làm công tác về trẻ em và bảo vệ trẻ em ở các cấp thiếu về số lượng, còn kiêm nhiệm quá nhiều việc và thường xuyên có sự thay đổi. Việc phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương đôi lúc còn chưa đồng bộ, linh hoạt, kịp thời. Không có cán bộ xã hội chuyên nghiệp ở cấp xã và trong trường học.

Để công tác phòng, chống xâm hại trẻ em được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới cần:  Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý Nhà nước các cấp trong công tác bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em; nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là lĩnh vực ý tế, giáo dục, pháp luật, thông tin - truyền thông. Triển khai nhiều biện pháp, nhiều kênh truyền thông để giáo dục cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và nâng cao kỹ năng, kiến thức cho chính bản thân trẻ em; nhà trường và gia đình cần có các biện pháp giáo dục, hướng dẫn, trang bị cho các em các kỹ năng phòng ngừa, thông báo, tố cáo và cùng giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trẻ em; cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em, đặc biệt phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, cộng đồng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em bằng các biện pháp tuyền truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm và tự phòng ngừa các hành động xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và người thân của trẻ. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, kịp thời tiếp nhận, xử lý những thông tin liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục theo đúng qui trình Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Quyết định số 1736/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hướng dẫn đến cấp xã để đảm bảo mọi trường hợp có trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều được tiếp nhận, xử lý thông tin; thực hiện hỗ trợ, can thiệp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em./.

Phòng BVCSTE&BĐG

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 0
  • Hôm nay: 9657
  • Trong tuần: 28 654
  • Tháng hiện tại: 194 993
  • Tổng lượt truy cập: 2621758
Đăng nhập

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang